Hướng dẫn cách khắc phục tường bị thấm nước

Pafoli chia sẻ kinh nghiệm khắc phục tường bị thấm nước, ẩm mốc khi không được chống thấm hoặc chống thấm không đúng cách

Bài viết dưới đây chia sẻ câu chuyện thực tế về tường bị thấm nước khi không sử dụng chống thấm và hướng dẫn cách khắc phục tường bị thấm nước như thế nào? Bài học rút ra cho gia chủ khi thi công xây dựng nhà ở.

Câu chuyện: Sai lầm không chống thấm – cái giá phải trả sau 2 mùa mưa

Anh Nam (Hà Nội) chia sẻ: Hồi mới xây nhà, tôi cứ nghĩ rằng “chống thấm” là việc không cần thiết, chỉ tốn thêm tiền mà chẳng thấy rõ lợi ích, nên không cho thực hiện dù đã được gợi ý. Nhà thì mới, tường thì kiên cố, lỡ có thấm thì sơn lại là xong – tôi từng chủ quan như thế. Nhưng rồi chỉ sau hai mùa mưa, tôi mới thấm thía cái gọi là “tiết kiệm sai cách”.

Mọi chuyện bắt đầu từ năm thứ hai sau khi hoàn thiện nhà. Tường phía Tây – nơi hứng nắng và mưa nhiều nhất – bắt đầu xuất hiện vết loang, rồi bong tróc lớp sơn bên ngoài. Tôi tưởng chỉ cần sơn lại là ổn, ai ngờ phía trong tường đã bắt đầu ẩm, rêu mốc nổi lên, sơn mới quét được vài tháng lại phồng rộp, nứt chân chim.

Không chỉ có tường ngoài, tường nhà vệ sinh tầng 2 cũng bắt đầu có hiện tượng nước rỉ ra làm trần tầng dưới bị ố vàng. Tường bên ngoài nhà vệ sinh thì bị bong tróc. Con tôi mới 1 tuổi cứ không để ý là lại tò mò cạy tường nhà vệ sinh. Tôi thật sự hoang mang – sơn mãi mà không hết thấm và càng để lâu thì càng lo nứt bê tông, mục tường, có chỗ còn bị nấm mốc đến mức con tôi ho liên tục vì bụi và dị ứng.

Và rồi giờ tôi lại loay hoay tìm cách khắc phục tường bị thấm nước, ẩm mốc để trả lại ngôi nhà về nguyên trạng ban đầu.

Cách khắc phục tường bị thấm nước

Cách khắc phục tường bị thấm nước – Không chỉ đơn giản là “sơn lại”

Hiện nay vẫn có không ít những gia đình có lầm tưởng như câu chuyện kể trên và rồi để lại những hậu quả rất đáng tiếc. Chống thấm không phải là chỉ dùng lớp sơn phủ ngoài bình thường, mà là cần một lớp “áo giáp” bảo vệ công trình khỏi nước, độ ẩm và thời tiết. Dưới sự tư vấn của chuyên gia có kinh nghiệm tại Pafoli, nếu gặp phải tình trạng đó bạn có thể khắc phục tường bị thấm nước theo quy trình sau:

1. Khảo sát và xác định nguyên nhân chính

  • Dùng máy đo độ ẩm kiểm tra tường để xác định mức độ thấm.
  • Xác định các khu vực tường bị ảnh hưởng nhiều nhất, vết nứt chân chim, lớp vữa mục, bong sơn diện rộng.
  • Bạn cần kiểm tra cả nguồn nước âm tường, ống dẫn (với tường bị thấm gần nhà vệ sinh) để loại trừ nguyên nhân từ hệ thống nước.

2. Làm sạch và chuẩn bị bề mặt trước khi chống thấm

  • Cạo bỏ toàn bộ lớp sơn cũ, dùng máy cạo hoặc làm thủ công, đánh hết rêu mốc.
  • Dùng dung dịch tẩy nấm mốc chuyên dụng, hoặc pha loãng giấm trắng lau kỹ tường để tiêu diệt vi khuẩn.
  • Để khô hoàn toàn (thường 2–3 ngày) trước khi thi công bước tiếp theo.

3. Thi công chống thấm phù hợp

Nếu trên tường các lớp vữa đã mục, thấm nước, bạn phải đục bỏ lớp ngoài và trát lại bằng vữa mới được pha trộn với chất chống thấm pha xi măng chuyên dụng. Chờ lớp vữa khô hoàn toàn bạn có thể tiếp tục thi công bả tường, sơn lót chống kiềm và hoàn thiện bằng lớp sơn phủ.

Nếu những khu vực chỉ bị ẩm bên ngoài, bạn có thể chỉ cần xử lý ẩm, sơn lại lớp lót và sử dụng sơn chống thấm màu đa năng để sơn phủ bên ngoài.

Xem thêm bài viết: Quy trình sơn chống thấm ngoài trời như thế nào là đúng chuẩn

Hiệu quả sau khi khắc phục tường bị thấm nước

Sau khi khắc phục tường bị thấm nước theo quy trình kể trên, bạn sẽ thấy được hiệu quả chống thấm tuyệt vời cho công trình. 

  • Tường khô ráo, sạch sẽ, không còn bong tróc, mốc đen, cũng không còn mùi ẩm khó chịu.
  • Bạn sẽ không còn phải lo lắng thấm dột mỗi khi mùa mưa kéo dài.
  • Chất lượng cuộc sống được cải thiện, sức khoẻ của các thành viên trong gia đình được đảm bảo tốt hơn.
  • Nếu thực hiện đúng kỹ thuật chống thấm, lớp sơn có thể được bảo vệ tới 15 năm.

cách xử lý tường bị thấm nước

Khắc phục tường bị thấm nước: Khi nào nên gọi thợ, khi nào có thể tự xử lý?

Việc chống thấm tường có thể do bạn tự làm nếu có đầy đủ các điều kiện sau:

  • Diện tích nhỏ (dưới 5–10m²)
  • Bề mặt dễ tiếp cận (ban công, mặt tường không cao)
  • Tình trạng thấm nhẹ, chưa có nấm mốc lan rộng, có thể xử lý bằng sơn chống thấm màu đa năng.
  • Bạn có đầy đủ dụng cụ (cọ, thang, đồ bảo hộ) và đã tìm hiểu quy trình thi công.

Tuy nhiên, nên gọi thợ chuyên nghiệp khắc phục tường bị thấm nước nếu:

  • Tường bị nứt sâu, bong tróc nhiều lớp, loang diện rộng
  • Khu vực thi công ở trên cao, nguy hiểm khi thi công
  • Có dấu hiệu nước thấm từ bên trong, cần kỹ thuật viên kiểm tra
  • Bạn không có kinh nghiệm, hoặc muốn xử lý triệt để, bảo hành lâu dài

Lời khuyên: Hãy chống thấm ngay từ khi xây dựng

Đừng để “mất bò mới lo làm chuồng”, chống thấm là thứ nên làm từ đầu chứ không phải chờ đến khi có vấn đề mới chữa cháy. Dù là nhà ở, biệt thự hay công trình lớn, hãy ưu tiên dùng sơn chống thấm ngay từ bước hoàn thiện. Hiện nay, Pafoli – Thương hiệu nằm trong Top những hãng sơn tốt nhất hiện nay – cung cấp đầy đủ cả 2 dòng sơn chống thấm thông dụng: Chất chống thấm pha xi măng và sơn chống thấm màu đa năng, phù hợp cho từng vị trí khác nhau của công trình.

Và nếu lỡ không may gặp phải trường hợp đó, bạn vẫn có thể khắc phục tường bị thấm nước nhờ những hướng dẫn chúng tôi chia sẻ trên.

Hãy tìm hiểu kỹ và liên hệ đội ngũ kỹ thuật hoặc hệ thống nhà phân phối của Pafoli để được tư vấn lựa chọn loại sơn và phương pháp chống thấm phù hợp nhất cho ngôi nhà của mình.


SƠN PAFOLI

Địa chỉ: LK09.01, KĐT Hinode Royal Park, Hoài Đức, TP Hà Nội

Nhà máy sản xuất: Cụm Công nghiệp Phùng, Đan Phượng, Hà Nội

Hotline : 1900 5195

Email : info@pafoli.vn

Bài viết liên quan

Quy trình sơn chống thấm ngoài trời như thế nào là đúng chuẩn?

Tìm hiểu quy trình sơn chống thấm ngoài trời chuẩn nhất, áp dụng đúng kỹ thuật và tuỳ vào vị trí thi công khác nhau của công trình

Làm thế nào để tính được bạn cần bao nhiêu sơn để trang trí một căn nhà ?

Tôi cần bao nhiêu sơn? Hãy để PAFOLI hướng dẫn bạn cách tính toán lượng sơn mà mình cần. Ước tính lượng sơn cần thiết cho các mảng tường tạo điểm nhấn cho căn phòng với kích thước bất kỳ.